ỨNG DỤNG IN KỸ THUẬT SỐ VÀO SẢN XUẤT BAO BÌ

   Công nghệ in kỹ thuật số bao bì bằng máy in công nghiệp đẩy nhanh quá trình giới thiệu sản phẩm mới và cung cấp giải pháp hiệu quả về thời gian chạy ngắn hơn, làm cho nó phù hợp với các chiến dịch tiếp thị, tạo mẫu và thương hiệu mới nổi, phù hợp với các nhà sản xuất vừa và nhỏ muốn xâm nhập vào thị trường, là 1 giải pháp hiệu quả về chi phí có thể phù hợp với những nhu cầu độc nhất của họ.

Muốn ứng dụng in kỹ thuật số vào sản xuất bao bì chúng ta phải xác định một hệ thống như thế nào là phù hợp dựa trên các yêu cầu thực tế . Những yêu cầu kỹ thuật này chúng ta có thể tự mình khảo sát hay đơn giản hơn là yêu cầu nhà cung cấp chứng minh hệ thống của họ thỏa mãn các yêu cầu này. Vậy cụ thể những yêu cầu đó là gì?

Khả năng tái tạo màu sắc

Trong bao bì vấn đề không phải là in đẹp mà là in “giống”. Bản thân việc xác định như thế nào là giống cũng gây ra những cuộc tranh cãi bất tận. Giống ở đây là giống màu sắc in với các phương pháp in truyền thống như offset, ống đồng hay flexo. Lý do đơn giản là một sản phẩm bao bì không bao giờ chỉ in kỹ thuật số và màu sắc của nó do nhà sản xuất hàng hóa quy định. Sản phẩm của họ đã tồn tại và nhiệm vụ được đặt ra là in kỹ thuật số phải giống với những sản phẩm được in bằng các phương pháp khác. Việc kiểm tra giống không thể chỉ nhờ cảm quan khi so sánh một sản phẩm cụ thể. Để quyết định chúng ta phải khảo sát toàn bộ không gian màu của thiết bị và so sánh nó với không gian màu tiêu chuẩn của offset hay ống đồng. Để làm được điều này cần có các phần mềm phân tích icc như i1profiler hay Heidelberg color tools. Không gian màu tiêu chuẩn để so sánh nên là Fogra39 , một thiết bị đạt chuẩn Digital PSD_2013 là một thiết bị in kỹ thuật số có không gian màu tương ứng với in offset . Do tính chất phức tạp của việc khảo sát , nhiều khi chúng ta chỉ đơn giản là yêu cầu nhà cung cấp chứng minh thiết bị của họ đạt chuẩn PSD_2013 của Fogra trên vật liêu in cụ thể của chúng ta.

Giả lập màu Pantone

In kỹ thuật số có hạn chế về mực pha, không phải nhà sản xuất nào cũng cung cấp mực Pantone cho máy in kỹ thuật số. Một hệ thống in thông thường 6 màu CMYKlclm hay CMYKOG một vài nhà sản xuất có thể cung cấp hệ thống nhiều màu hơn bằng cách thêm ligh black hay màu violet lên thành hệ 7 màu. Việc in màu Pantone riêng rẽ hầu như không khả thi trong thực tế (một vài hệ thống có khả năng này). Cách giải quyết vấn đề trở thành giả lập màu Pantone bằng các mực in hiện có và là nhiệm vụ của RIP. Độ chính xác khi màu pha phụ thuộc vào khả năng của RIP có thể thực hiện được các việc sau: 1. In màu Pantone bằng bảng màu được xây dựng dựa trên icc của vật liệu chứ không phải tỷ lệ tiêu chuẩn của Pantone. 2 Có khả năng tạo các tổ hợp màu cho người dùng lựa chọn tổ hợp nào có sai số nhỏ nhất thông qua so sánh trực quan hoặc đo bằng máy đo quang phổ. Một hệ thống in kỹ thuật số phù hợp là một hệ thống có khả năng tái tạo 85% tất cả các màu Pantone với sai số Delta E <2 và 95% <5. Lưu ý là tái tạo màu Pantone trên loại vật liệu in cụ thể dùng trong bao bì.

In trực tiếp lên vật liệu bao bì

Phải có khả năng in trên tất cả các vật liệu hiện có trong quá trình sản xuất bao bì , giấy couche , giấy uncoated, giấy duplex , giấy ivory, giấy Kraft etc… Decal , PET, PP, PE, Metalized ….. Trường hợp lý tưởng là không phải xử lý vật liệu trước khi in với primer. Trên thị trường hiện nay chỉ có hai công nghệ thỏa mãn điều kiện trên là UV và latex thỏa mãn một phần. Không gian màu và giả lập màu Pantone phải được thực hiện trên vật liệu cụ thể mà chúng ta dùng trong sản xuất sau này.

Mực in phải tương thích với các yêu cầu của thành phẩm

Mực không gãy bể khi gấp, chống trày xước, tương thích với dung môi, keo ghép màng hay tráng phủ. Chịu được nhiệt trong quá trình hàn dán nhiệt. Độ bền sáng tối thiểu 3 năm trong điều kiện phòng.

– Tùy theo yêu cầu thì mực in nhiều khi phải có chứng nhận môi trường hay được phép sử dụng cho thực phẩm.
– Để tạo các sản phẩm bao bì mẫu thì việc có mực trắng trong, mực trắng đục là một ưu thế khi có thể giả lập hiệu ứng tráng phủ UV từng phần hay in trên các vật liệu như giấy màu, decal trong suốt.

Giá thành là lĩnh vực chúng ta không thể bàn ở đây vì liên quan đến nhiều yếu tố : nhưng việc quan trọng nhất là xác định một số lượng cụ thể mà khi đó sản xuất bằng kỹ thuật số sẽ có ưu thế về giá thành hơn sản xuất bằng phương pháp in truyền thống.

(Nguồn: Vision in Print)

   Máy in công nghiệp Konica Minolta AccurioPress với các tính năng cải tiến như: hỗ trợ định lượng giấy đến 400gsm, độ phân giải cao 3.600 x 1.200 dpi, tốc độ in nhanh lên tới 100 trang /phút, chất lượng bản in cao tương đương in offset là 1 hướng đi mới trong ngành công nghiệp bao bì khi cần in nhanh  – in test – in số lượng ít – in bao bì với đầy đủ thông tin date, mã vạch biến đổi liên tục…

Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ, báo giá may in cong nghiep Konica Minolta, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới:


Chi nhánh Hà Nội – Công ty TNHH Đầu tư LEFAMI

Nhà phân phối máy in màu công nghiệp Konica Minolta tại Việt Nam

  • Địa chỉ: Số 21 Đỗ Quang – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
  • Liên hệ: Vũ Tiến Đạt – Phụ trách kinh doanh PP
  • Điện thoại: 0944.299.288
  • Email: mrvu.konica@gmail.com
  • Website: http://mayinmau.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *